Ngành Digital Marketing là gì? Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp

Digital Marketing hiện là một trong những ngành học thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh bởi những cơ hội việc làm đa dạng sau khi tốt nghiệp. Vậy ngành Digital Marketing là gì? Các vị trí trong ngành Digital Marketing làm những gì? Cùng Swinburne Vietnam Alliance Program tìm hiểu về ngành học này nhé!

Ngành Digital Marketing là gì?

Cụm từ Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Marketing là công cụ để kết nối giữa doanh nghiệp với tập khách hàng mục tiêu của mình. Người làm Marketing sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, lập kế hoạch và tiếp cận thị trường, từ đó thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Thay vào đó, các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng, có thể kể đến như: Email, Website, Facebook. Thông qua những nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Digital Marketing là học những gì?

Trọng tâm của chuyên ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong ngành Digital Marketing. Trong chương trình học, sinh viên sẽ cung cấp các kiến thức nền tảng về Kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, Thông tin tài chính cho việc ra quyết định, Giới thiệu về Quản trị.

Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và kĩ năng chuyên môn. Từ đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có thể tự tin làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Các kiến thức có thể kể đến: Xây dựng chiến lược Digital Marketing, Định vị khách hàng mục tiêu, Xây dựng thương hiệu, Phân tích dữ liệu, Tư duy thiết kế.

Một số lĩnh vực chính của Digital Marketing

Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho website hoặc blog

Phần lớn các doanh nghiệp hoặc sản phẩm thường có website là nơi cung cấp thông tin chính thống và để khách hàng liên hệ tìm hiểu sản phẩm. Một website thiết kế tiện lợi, dễ tra cứu thông tin sẽ đem lại những trải nghiệm người dùng tốt và giúp đưa thêm khách hàng tiềm năng về với doanh nghiệp.

UI/UX sẽ liên quan nhiều đến các kỹ năng như nghiên cứu, thiết kế, coding để phát triển trang web/ứng dụng.

Quảng cáo

Quảng cáo (ads) là một trong những mảng lớn của Digital Marketing. Mỗi trang web hay tài khoản trên mạng xã hội để có thể trở thành 1 “platform” (nền tảng) để quảng cáo sản phẩm. Một trong những platform sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến Facebook, Instagram, Google,… Bên cạnh đó, còn có các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo dựa vào địa lý (Geo-targeting), quảng cáo trên các thiết bị thu phát truyền hình.

Lĩnh vực digital advertising sẽ yêu cầu những kỹ năng và kiến thức về marketing, sử dụng công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, thiết kế và viết content cho quảng cáo.

Content marketing

“Content is king” – “Nội dung là vua” là một trong những khái niệm “vững chãi” của Digital Marketing. Dù thiết kế đẹp, giao diện website dễ dùng nhưng nếu không có nội dung thú vị hoặc hữu ích đối với người dùng, bạn cũng khó lòng giữ chân khách hàng. Hầu như tất cả lĩnh vực trong marketing đều liên quan đến phát triển nội dung.

Những công việc của content marketing có thể kể đến như quản lý nội dung mạng xã hội, content writing, copy writer, biên tập, biên kịch, viết bài SEO (search engine optimization),…

SEO – Search Engine Optimization

Khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, phần lớn chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Cốc Cốc,… Với một từ khóa như “Khóa học Digital Marketing,” có thể đem lại hàng triệu kết quả tìm kiếm, nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt qua 2 – 3 kết quả đầu tiên. Vậy SEO chính là sự kết hợp của nội dung và công cụ Digital Marketing để đưa website/sản phẩm của bạn lên trên top đầu tìm kiếm.

SEO liên quan đến những công việc như sáng tạo content hữu ích, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, tối ưu website,…

Email marketing

Song song với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta vẫn có thói quen đón nhận và tin tưởng những nguồn chính thống như báo chí, email,… Vì vậy, email marketing cũng là một phần không thể không kể đến trong các lĩnh vực của Digital Marketing. Email marketing thường được coi là một kênh bổ trợ các hoạt động truyền thông khác của doanh nghiệp/sản phẩm. Đây là một cách lan tỏa thông tin khá trực tiếp và hiệu quả nếu nội dung đúng đối tượng khách hàng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hòm mail của bạn lại đầy rẫy email “spam,” nhưng lại có một số ít khiến bạn thực sự quan tâm và click vào để tìm hiểu thêm.

Email marketing liên quan đến những công việc như sáng tạo nội dung, thiết kế, nghiên cứu đối tượng khách hàng, đo lường hiệu quả,…

Cơ hội nghề nghiệp

Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Digital Marketing đang chuyển biến mạnh mẽ với các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ mới nhất. Chính vì vậy, lĩnh vực này đang được săn đón hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Digital Marketing sau khi tốt nghiệp rất đa dạng.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như quản lý, tiếp thị hoặc quan hệ công chúng, copywriter, marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng, kế toán, phân tích kinh doanh, luật thương mại, quản lý sự kiện, khởi nghiệp, tài chính, nhân sự và kinh doanh quốc tế.

Mức lương của ngành Digital Marketing là bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường vừa nhận được sự chào đón của các doanh nghiệp, vừa có mức lương hợp lý.

Mức lương khởi điểm của nhân viên Marketing mới ra trường cũng tùy thuộc vào số giờ làm của họ. Thông thường nếu làm Part time thì mức lương sẽ khoảng 1,5 triệu – 2 triệu/ tháng.

Với công việc full time và trong thời gian thử việc thì bạn sẽ nhận khoản lương cứng, tương đương với 5 triệu – 6 triệu/ tháng. Sau thời gian thử việc lương khởi điểm của nhân viên marketing mới ra trường sẽ vào khoảng 7 – 12 triệu/ tháng.

Mức lương theo kinh nghiệm

Cũng tùy vào lĩnh vực trong ngành Marketing thì bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau. Tùy theo cơ chế của mỗi công ty, nếu bạn trải qua nhiều năm làm việc, cống hiến, bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm đáng kể. Theo từng cấp bậc khác nhau mà mức lương của học cũng tăng dần. Lương của nhân viên Marketing khoảng 6 – 8 triệu + lương thưởng.

Với vị trí quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc Marketing sẽ khoảng 20 – 30 triệu đồng/ tháng. Mức lương cao nhất có thể lên đến 100 triệu/ tháng.

Những tố chất cần có của một sinh viên ngành Digital Marketing

Dưới đây là 6 tố chất đòi hỏi ở một Digital Marketer chuyên nghiệp. Ngoài việc học hỏi các bí quyết, mẹo, hay cập nhật xu hướng mới về ngành Marketing cũng như lĩnh vực mình phụ trách, hãy dành thời gian và sự tập trung rèn luyện bản thân ngay từ những hành động đơn giản nhất hàng ngày. Có như vậy, con đường sự nghiệp của bạn mới trở nên vững vàng, và bạn cũng luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, công việc mới, vị trí mới.

Nguồn: swinburne-vn.edu.vn

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2023 có gì mới?

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) từ lâu đã được xem là “thương hiệu” của Đà Nẵng. Sau 2 năm vắng bóng vì dịch bệnh, người dân, du khách, đặc biệt là những người làm du lịch đều hy vọng sự quay trở lại của lễ hội lớn này trong năm 2023 sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, thu hút đông khách đến thành phố.

Màn trình diễn pháo hoa tại lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2019. Ảnh: XUÂN DŨNG

Đơn vị tham gia tổ chức phải có ý tưởng mới lạ, độc đáo

Để chuẩn bị cho sự kiện lớn này, mới đây, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 1-11-2022 về kế hoạch tổng thể tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 (DIFF 2023). Theo đó, lễ hội dự kiến diễn ra từ ngày 3-6 đến ngày 8-7-2023 tại khu vực cảng sông Hàn với quy mô khán đài khoảng 17.000 chỗ ngồi (đối diện khu vực bắn pháo hoa trên nền tảng của sân khấu đã sử dụng tại DIFF 2019).

DIFF 2023 dự kiến có 8 đội tham gia (gồm đội chủ nhà Đà Nẵng – Việt Nam và 7 đội quốc tế) sẽ trình diễn trong 5 đêm, trong đó có 4 đêm thi vòng loại và 1 đêm chung kết. Mỗi đội sẽ trình diễn trong khoảng thời gian không được dưới 20 phút và không quá 22 phút theo chủ đề của DIFF 2023.

Bên cạnh các đội sẽ tham gia thi đấu, yêu cầu về quy mô sân khấu các chương trình nghệ thuật cũng cần có thiết kế mới lạ, độc đáo, bảo đảm an toàn kỹ thuật; nội dung chương trình nghệ thuật phục vụ tại các đêm bảo đảm chất lượng tốt, đặc sắc, hoành tráng, ánh sáng được đầu tư bài bản, bám sát chủ đề…

​​​​​​​Ngoài ra, tiêu chí lựa chọn các đơn vị tham gia tổ chức phải chứng minh được năng lực tài chính, nhân lực; có kinh nghiệm tổ chức sự kiện DIFF, mời được đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực sự kiện pháo hoa quốc tế; có đề xuất ý tưởng mới lạ, độc đáo, có quy mô và xây dựng kế hoạch chi tiết về tổ chức DIFF 2023; đồng thời có cam kết tổ chức thực hiện theo đúng nội dung và tiến độ yêu cầu. Ưu tiên cho đơn vị cam kết tổ chức DIFF trong 3 năm liên tiếp.

Theo tính toán, dự kiến kinh phí thực hiện các nhiệm vụ sự kiện DIFF 2023 do đơn vị được lựa chọn tổ chức chi trả là khoảng 150 tỷ đồng. Với hoạt động chính là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023, thành phố cũng dự kiến địa điểm để tổ chức các hoạt động phụ trợ trải rộng trên địa bàn thành phố gồm: các không gian hai bên bờ sông Hàn, dọc đường Bạch Đằng, bãi biển Mỹ Khê, dọc đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ ngã ba Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Kiệt) đến ngã ba Võ Nguyên Giáp – Đông Kinh Nghĩa Thục, Cung thể thao Tiên Sơn…

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng được tổ chức trở lại sẽ góp phần thu hút khách đến với thành phố. TRONG ẢNH: Du khách đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: THU HÀ

Điểm nhấn thu hút du khách

Hơn ai hết, những người hoạt động trong ngành dịch vụ, du lịch rất mong đợi sự kiện pháo hoa quay lại nhằm góp phần mang lại danh hiệu “Đà Nẵng điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” cho thành phố. Ông Nguyễn Minh Xoang, Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành quốc tế Hải Vân Cát bày tỏ, DIFF 2023 sẽ tạo được không khí sôi động cho Đà Nẵng và thành phố được khoác “áo mới” lộng lẫy hơn sau những tháng ngày trầm lắng vừa qua.

“Tuy nhiên, nếu được, thành phố và đơn vị tổ chức cần tính toán lại thời gian diễn ra lễ hội bởi mùa hè thường là mùa cao điểm khách, lúc này các doanh nghiệp đều bận rộn. Lễ hội nên tổ chức lúc thấp điểm để kích thích, thu hút khách đến vừa đi du lịch vừa xem lễ hội. Bên cạnh đó cũng cần làm truyền thông mạnh hơn nữa về sự kiện này để quảng bá thu hút khách ở các thị trường quốc tế tiềm năng họ đến Đà Nẵng du lịch và xem pháo hoa”, ông Xoang gợi ý.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng chia sẻ, các doanh nghiệp du lịch cũng rất hoan nghênh chào đón sự kiện lễ hội pháo hoa quay trở lại vì đây là thương hiệu mà thành phố đã xây dựng từ nhiều năm nay. Ông Dũng cũng cho rằng, nên để pháo hoa trở thành sự kiện để thu hút khách đến (tức là khách đến Đà Nẵng để được xem pháo hoa chứ không phải vì khách đông mà tổ chức pháo hoa).

Như mọi năm, thời gian diễn ra lễ hội pháo hoa đúng mùa đông khách nội địa (tháng 6 và tháng 7), vì vậy nếu được nên có sự dịch chuyển khoảng thời gian sang thời điểm trước hoặc sau mùa cao điểm để tạo thuận lợi hơn trong việc thu hút khách. Cùng với đó có thể xây dựng chuỗi các sự kiện thành một hệ sinh thái trong một khoảng thời gian dài để thu hút khách thường xuyên, cũng như ban hành kế hoạch sớm, truyền thông sớm để khai thác tốt nhất sự kiện này.

Trong khi đó, ở góc độ các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ông Phan Văn Thức, Giám đốc điều hành khu vực Đà Nẵng Bel Group Hospitality (bao gồm Serene Beach Hotel Đà Nẵng) cho hay, lễ hội pháo hoa đã tạm hoãn mấy năm nên nhiều du khách cũng rất mong đợi.

Việc tổ chức trở lại lễ hội này cũng là dịp để quảng bá hoạt động du lịch của thành phố, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của người dân địa phương và các cơ sở lưu trú. Đặc biệt, lễ hội này sẽ góp phần kích cầu du lịch, thu hút khách từ các quốc gia có đội tham dự, tạo sự đa dạng, độc đáo cho sự kiện của thành phố và nếu được thành phố có thể tổ chức “dài hơi” từ cuối tháng 4 đến qua lễ Quốc khánh 2-9.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Xuân Bình cũng cho rằng việc tổ chức lại DIFF 2023 là rất cần thiết. Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên bị gián đoạn, nay trong giai đoạn phục hồi kinh tế – xã hội nếu tổ chức được sẽ góp phần phục hồi các hoạt động du lịch, quảng bá thu hút khách. “Pháo hoa đã trở thành điểm nhấn của Đà Nẵng, không những nâng tầm thương hiệu điểm đến mà còn là giải pháp để thu hút khách đến với thành phố”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo ông Hà Vỹ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, DIFF là sự kiện có quy mô lớn, trở thành sự kiện quốc tế độc đáo tại Việt Nam, một trong những sư kiện văn hóa khác biệt rõ nét của Đà Nẵng, góp phần kết nối Đà Nẵng gần hơn với bạn bè quốc tế, tạo dấu ấn mạnh mẽ về một thành phố trẻ trung, luôn đổi mới và phát triển.

Do đó, với kỳ vọng nối tiếp những thành công của các lần tổ chức trước, thành phố mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị tổ chức có đủ năng lực đáp ứng đủ các yêu cầu theo kế hoạch đăng ký tham gia công tác tổ chức DIFF 2023.

Người dân háo hức
Khi nghe thông tin thành phố sẽ tổ chức lại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, chị Võ Thị Ngọc Thảo (trú tổ 28, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) hy vọng sự kiện sớm được tổ chức bởi Đà Nẵng được biết đến là “Thành phố pháo hoa”, bởi mỗi năm, người dân đều đã quen với không khí sôi động, nhộn nhịp của lễ hội trong mùa hè. Đây cũng là dịp để chị tự hào giới thiệu với bạn bè về sự kiện lớn của thành phố.

Trích: Báo Đà Nẵng

Tất Tần Tật Kiến Thức Chuyên Môn Về Marketing Thời Đại Mới

Nếu các kỹ năng mềm là điều kiện cần, thì kiến thức chuyên môn về Marketing chính là điều kiện đủ để bạn thành công phát triển trong lĩnh vực này. Một digital marketer tài năng cần phải luyện tập và trau dồi thêm nhiều khía cạnh chuyên môn để bắt kịp với sự phát triển chóng mặt của Marketing thời đại số.

Nếu bạn còn chưa biết làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp của một digital marketer, thì danh sách các kiến thức chuyên môn cần thiết dưới đây có thể là sự khởi đầu hoàn hảo cho bạn.

Xu hướng dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số

Chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số. Công nghệ số sẽ tiếp tục phát triển và trở thành cạnh quan trọng trong quá trình vận hành kinh doanh của bất kì doanh nghiệp hiện đại nào. 

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay luôn nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số để duy trì lợi thế cạnh tranh và tận dụng tối đa các cơ hội tiềm tàng trên nền tảng điện tử.

Bài học rút ra nhanh:

  • Chuyển đổi kỹ thuật số là chìa khóa để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng cho các doanh nghiệp ngày nay.
  • Công nghệ là một phần quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số nhưng không phải là phần duy nhất. Sự chuyển đổi thực sự có nghĩa là sự thay đổi văn hóa.
  • Nhóm Marketer được bố trí tốt nhất để hiểu được hành trình của khách hàng và các cơ hội đi kèm. Nhờ thích nghi công nghệ kỹ thuật số, khả năng tiếp cận khách hàng của bạn sẽ trở nên nhanh chóng với các chiến lược cụ thể được phân tích chuẩn xác.

Để chiến thắng thị trường, Marketing bấy giờ vốn không đơn thuần là tâng bốc sản phẩm, là “Hữu xạ tự nhiên hương”. Marketer thời nay phải là thấu hiểu, đi từ khách hàng và đặt nhu cầu của người tiêu dùng lên trên hết. 

Bằng công cụ kỹ thuật, sự chuyển đổi số này còn giúp doanh nghiệp đọc vị khách hàng thông qua kho tàng dữ liệu khổng từ Internet. 

Nhờ vào đó, chúng ta có thể phân tích hành vi người dùng qua các thông số cụ thể, xây dựng những chiến thuật marketing chính xác cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Những kiến thức chuyên môn về Marketing và kỹ năng Marketer cần có

Kiến thức chuyên môn về Marketing căn bản

Từ cốt lõi đi lên. Những kiến thức nền tảng về ngành vẫn là yếu tố ưu tiên hàng đầu mà các Marketer cần biết để có thể áp dụng vào các chiến lược thực tiễn. Chẳng hạn như thấu hiểu hành vi khách hàng, thị trường, doanh nghiệp, v.v..

Có một bạn sinh viên năm nhất đã hỏi một chuyên gia như thế này: “Em muốn sau này đi làm trong ngành Marketing thì nên bắt đầu từ đâu?”. Câu trả lời có lẽ sẽ khiến bạn bất ngờ. Không phải vì nó “cao siêu”, hay thuộc tầm vĩ mô gì cả. Đơn giản chỉ gói gọn trong môn học quen thuộc – Nguyên lý Marketing. 

Digital marketing gồm những gì? Những mô hình cơ bản phía sau đây được coi như là “cẩm nang chân kinh” mà ai là dân ngành Mar cũng đều phải “thuộc nằm lòng”:

Mô hình STDP

Mô hình này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để thấu hiểu phân khúc thị trường của mình. Từ đó, xây dựng những quyết định chiến lược về mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, cũng như các cách thức để thực hiện mục tiêu đó.

Thông thường, bạn sẽ người ta sử dụng chiến STP nhiều hơn. Tuy nhiên, yếu tố D cũng sẽ góp phần không nhỏ tới sự thành công trong chiến lược marketing của bạn, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu được xác định và phát triển đúng đắn.

Mô hình 4Ps

Không phải là thương hiệu Pizza nổi tiếng đâu. Dân Marketing ai nghe tên cũng sẽ biết được tầm quan trọng của mô hình này trong nghề.

4Ps – Bốn chữ P của tiếp thị trong mô hình này chính là  những yếu tố chính liên quan đến việc tiếp thị một hàng hóa hoặc dịch vụ. Cụ thể là Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Địa điểm (Place) và Xúc tiến (Promotion). Thường được gọi là hỗn hợp tiếp thị.

Việc sử dụng 4Ps là phương thức hữu hiệu nhằm đảm bảo chiến lược Marketing của bạn có thể tiến hành thuận lợi, “đúng sản phẩm, đúng vị trí, đúng giá, đúng thời điểm”.

Mô hình 4Cs

Mô hình 4Cs là một mô hình cải tiến từ 4Ps. Mô hình này cho thấy: Tương ứng với mỗi P của 4Ps chính là hành động tiếp thị cụ thể hướng tới người mua. Bao gồm: Khách hàng (Customers), Chi phí (Cost), Sự thuận tiện (Convenience) và Giao tiếp (Communication).

Cũng có thể xem đây là mô hình cấp tiến hơn khi lấy khách hàng là trung tâm, dành cho các thị trường ngách hơn là tập trung tiếp cận thị trường đại chúng.

Kiến thức xã hội

Marketer sáng tạo phải là người nắm rõ thời thế, thị trường và các thông tin xã hội. Họ phải đón đầu xu hướng và tạo ra xu hướng gây ấn tượng với khách hàng. Điều này hoàn toàn không dễ.

Hiểu biết về xã hội, vì thế, cũng là kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết dân làm Marketing. Đặc biệt là khi chúng ta phải phân tích các yếu tố môi trường xung quanh để tận dụng phát triển các bước tiến tiếp thị cho doanh nghiệp. 

Có thể dễ dàng thấy được, bạn cần một lượng kiến thức thực tế đủ rộng, và nghiên cứu về xã hội xung quanh đủ sâu ngay khi bắt tay vào thực hiện các mô hình phân tích như PESTEL hay mô hình áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces).

  • PESTEL: Đây là một công cụ được sử dụng để có được bức tranh vĩ mô về môi trường ngành. PESTEL là viết tắt của các yếu tố Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technological), Môi trường (Environmental) và Luật pháp (Legal).
  • Porter’s Five Forces: Phương pháp phân tích môi trường hoạt động cạnh tranh của một doanh nghiệp, hay còn gọi là áp lực cạnh tranh. Nó dựa trên kinh tế học của tổ chức công nghiệp (IO) nhằm xem xét, đánh giá 5 yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh, cũng như sức hấp dẫn của một ngành về lợi nhuận của nó.

Kỹ năng quản lý dự án

Quản lý dự án là một kỹ năng thiết yếu để trở thành nhà tiếp thị tài ba. 

Bạn sẽ cần phải có một bộ kỹ năng quản lý dự án mạnh mẽ để đảm bảo mọi thứ đang diễn ra theo tiến độ, công việc được hoàn thành một cách hiệu quả.

Điều này đồng nghĩa với việc quản lý thời gian, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc của mình. Bạn cũng cần cẩn thận theo dõi đóng góp và tiến trình của những người khác, luôn hướng tới kết quả xuất sắc nhất cho nỗ lực marketing của bạn và cả đội ngũ.

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu là một trong những kiến thức chuyên môn về Marketing bắt buộc phải có. Bạn thường cần nghiên cứu để xây dựng chiến dịch, thông báo chiến lược và cả sáng tạo nội dung. 

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như đánh giá các chiến dịch tiếp thị của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thêm về chủ đề có liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm mà tổ chức của bạn cung cấp, hay xây dựng danh sách liên hệ trong một ngành cụ thể. 

Biết cách thực hiện nghiên cứu hiệu quả từ các nguồn uy tín là một kỹ năng tưởng chừng “nhỏ nhặt”, nhưng lại vô cùng quan trọng, giúp gia tăng chất lượng công việc của bạn.

Kiến thức về công nghệ

Nói đến digital marketing là nói đến công nghệ. Cũng chính vì vậy mà các digital marketer cần phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với công nghệ. Đó là một kiến thức chuyên môn về Marketing quan trọng bạn sẽ luôn bắt gặp trong phần lớn các mô tả công việc của lĩnh vực này.

Công nghệ là một phần không thể tách rời của tiếp thị kỹ thuật số. Bạn sẽ phải làm việc với vô vàn những công cụ hay phần mềm, từ các mạng xã hội, công cụ SEO, các phần mềm gửi email, hoặc phân tích dữ liệu chuyên dụng như Google Analytics, hay thậm chí cả ngôn ngữ máy tính như SQL.

Sẽ rất khó để chạy bất kỳ chiến dịch kỹ thuật số nào nếu không hiểu rõ về công nghệ. Bạn không cần phải biết hết về các công cụ kể trên. Tùy vào từng vị trí mà những yêu cầu về yếu tố công nghệ có thể khác nhau.

Nếu bạn không thành thạo chúng, ít nhất hãy là một người nhanh nhạy với công nghệ để có thể dễ dàng tiếp thu và học hỏi bất cứ lúc nào.

Kỹ năng phân tích dữ liệu

Trong digital marketing, những con số và dữ liệu luôn nói lên điều gì đó. Vì vậy mà tương tự như với công nghệ, phân tích dữ liệu là một kỹ năng và kiến thức chuyên môn về Marketing bắt buộc cho các digital marketer.

Kỹ năng này có thể bao gồm khả năng thiết lập các chỉ số đo lường đầu ra cho các chiến dịch digital marketing. Bạn cũng cần những hiểu biết để diễn giải những dữ liệu này, phân tích và ghép chúng thành một bức tranh toàn cảnh mà những người không trực tiếp đọc số liệu có thể hiểu được. Từ đó nhìn ra những nguy cơ và cơ hội, cũng như phân tích điểm mạnh yếu của công ty trên mặt trận digital marketing.

Đây là một kỹ năng không tự nhiên có, mà đòi hỏi sự luyện tập và trau dồi thông qua việc đọc các số liệu và báo cáo thường xuyên, cũng như hiểu kỹ càng về ý nghĩa của các số liệu này.

Kỹ năng nghiên cứu từ khóa

Có lẽ không một digital marketer nào lại không hiểu về tầm quan trọng của Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) trong thế giới kỹ thuật số. Một chiến dịch SEO hiệu quả không chỉ thu hút được một lượng lớn lưu lượng truy cập vào trang web, mà còn duy trì được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Tuy nhiên, để đạt được sự hiệu quả này, chỉ có khả năng viết tốt thôi là chưa đủ. Bạn còn cần phải có khả năng tìm và tận dụng các từ khóa có liên quan. Vì vậy, một trong những kỹ năng và kiến thức chuyên môn về Marketing mà dân trong ngành khó có thể bỏ qua chính là nghiên cứu từ khóa.

Trên thực tế, kỹ năng này không chỉ áp dụng riêng cho SEO mà nó còn rất hữu ích trong việc triển khai các hình thức tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, ví dụ như PPC; hay sử dụng trong thương mại điện tử.

Để làm tốt với kỹ năng này, bạn sẽ cần hiểu khái niệm từ khóa; chọn độ dài từ khóa phù hợp; hiểu khái niệm về mục đích tìm kiếm; cũng như biết cách thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách chính xác;

Kỹ năng sử dụng mạng xã hội

Việc quản lý mạng xã hội cho một doanh nghiệp của các digital marketer không đơn giản như khi chúng ta quản lý trang cá nhân của mình. Vì vậy, không quá khi nói rằng, việc sử dụng thành thạo mạng xã hội cũng là một trong những kỹ năng và kiến thức chuyên môn quan trọng trong digital marketing.

Mỗi nền tảng đều có những tính năng và điểm thu hút người dùng riêng. Một nội dung thu được phản ứng tích cực ở nền tảng này không có nghĩa sẽ làm được điều tương tự ở một mạng xã hội khác.

Là một digital marketer, bạn sẽ cần nắm rõ điều gì hiệu quả với mỗi mạng xã hội; chẳng hạn như thời gian đăng bài, cách thể hiện nội dung bằng chữ hay hình ảnh, cách thể hiện giọng điệu để phù hợp với các phân khúc người dùng trên các nền tảng khác nhau.

Kỹ năng chạy quảng cáo và quản lý ngân sách 

Thiết lập và đặt các quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số chưa bao giờ giảm đi độ hot của nó trong nhiều năm qua. Và lẽ dĩ nhiên, phần lớn các công ty đều kỳ vọng nhân viên tiếp thị của họ sẽ có những hiểu biết nhất định về kỹ năng và kiến thức chuyên môn về Marketing này.

Google Ads được xem là nền tảng phổ biến nhất cho các quảng cáo online. Vì vậy, điều cơ bản là bạn – một digital marketer – phải có khả năng hiểu các định dạng quảng cáo khác nhau, cách chúng hoạt động và cách bạn có thể sử dụng chúng thành công cho các dự án digital marketing của mình. Nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào với Google Ads, bạn có thể bắt đầu với các khóa học miễn phí của họ.

Thêm vào đó, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý ngân sách để có thể cân đối những khoản chi tiêu và biết cách tận dụng tối đa nguồn lực tài chính để mang lại hiệu quả cho chiến dịch.

Kỹ năng kể và xây dựng câu chuyện

Ngày nay, sức mạnh của những nội dung sáng tạo là vô cùng lớn. Những hình ảnh, câu chữ tẻ nhạt dần bị đào thải. Đó cũng chính là thử thách của các digital marketer trong việc sáng tạo ra những nội dung “hái ra tiền” bằng kiến thức chuyên môn về Marketing và kỹ năng xây dựng câu chuyện của mình. 

Cho dù nội dung bạn cần là một đoạn chú thích ngắn cho bài đăng trên Facebook, hay một bài báo dài một nghìn chữ cho trang blog công ty, thì kỹ năng chuyên môn này luôn rất cần thiết.

Bạn sẽ cần thể hiện tốt cả về phần viết, chỉnh sửa và biên tập nội dung, cũng như cách kể chuyện bằng hình ảnh. Điều quan trọng nhất là có thể truyền đạt ý tưởng của mình không chỉ rõ ràng, mà còn phải thu hút và hấp dẫn đối với người xem. 

Đây là bí quyết để thương hiệu của bạn nổi bật lên trong vô số những nội dung quảng cáo được đăng tải mỗi ngày, mỗi giờ.

Tiếp thị trực quan (Visual Marketing)

Người làm trong ngành tiếp thị, ngoài cứng kiến thức chuyên môn về Marketing, họ còn phải là người có nhạy cảm thẩm mỹ. Một dự án thành công là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung đúng và hình ảnh phù hợp. 

Nghiên cứu từ HubSpot cho thấy việc sử dụng đồ họa minh họa có thể tăng 80% sự quan tâm của người đọc tới nội dung bài viết của bạn.

Vì vậy, tư duy thiết kế và sáng tạo cũng là một trong những kiến thức chuyên ngành mà digital marketer nào cũng phải trau dồi. Người giỏi nghề phải có khả năng đưa ra quyết định, lựa chọn những thứ thích hợp nhất để tạo ra tín hiệu phản hồi tốt từ thị trường. 

Kỹ năng quản lý Website

Giữa thời đại của ngành tiếp thị số, Website chính là một trong những kênh truyền thông sở hữu (Owned media) quan trọng giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả. 

Liên kết với các công cụ phân tích, Website chính là cỗ máy khai thác thông tin, cung cấp các giá trị hữu ích giúp các digital marketer thiết kế các chiến thuật phù hợp cho từng nhóm khách hàng tiềm năng.

Kiến thức chuyên môn về Marketing là không có giới hạn, bạn có thể tham khảo bài viết và lưu lại để làm nền tảng sau này cho công việc của mình. 

Nghề Marketing luôn yêu cầu sáng tạo và đổi mới. Vì vậy, đừng quên dành cho mình thêm thời gian để nghiên cứu sâu hơn các kiến thức này, cũng như tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích và cả những kỹ năng mềm khác nhé.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag #DANAVAMarketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé!

Hướng dẫn xem báo cáo trên điện thoại – Phần mềm Danava Simple System Quản lý Yoga Online Đơn Giản Nhất)

Bước 1: Bấm vào Phím tắt
Bước 2: Bấm vào Dấu +
Bước 3: Bấm vào Icon Web

Bước 4: Bấm vào Thêm tác vụ
Bước 5: Bấm vào Hiển thị trang web
Bước 4: Thêm đương dẫn website (trang admim) phanmem.danava.co.vn

Bước 7: Bấm vào Tiếp (tiếp tục)
Bước 8: Thêm tên (clb), doanh nghiệm của bạn (Tên bạn muốn hiển thị)
Bước 9: Bấm Xong

Bước 10: Bấm vào Chi tiết
Bước 11: Bâm Thêm vào MH chính
Bước 12: Hoàn thành (xem báo cáo qua Icon phím tắt)

Chúc các bạn có trải nghiệm tốt khi dùng phần mềm của DANAVA

======

DANAVA SIMPLE SYSTEM – PHẦN MỀM QUẢN LÝ YOGA ONLINE ĐƠN GIẢN NHẤT

Đăng ký ngay: https://danava.com.vn/phan-mem

Về phần mềm: https://hethong.danava.com.vn
Về DANAVA: https://danava.com.vn

Hotline/Zalo: 0935 91 7677

Lộ trình pháp lý để triển khai một bất động sản dự án

Với một dự án Bất động sản được thực hiện bởi các pháp nhân thì pháp lý khá rắc rối và có một lộ trình mấy chục bước từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành. Vậy nên, rất khó có Dự án nào có pháp lý đầy đủ trong thời điểm mở bán đầu tiên.

Vậy thì phải làm sao khi mua Bất động sản mà pháp lý lại chưa đầy đủ? Đây là câu hỏi của nhiều người, và cũng là chủ đề chính của phần pháp lý mà tôi muốn chia sẻ. Và để dễ dàng tiếp cận hơn, thì Pháp lý của Dự án cũng bắt đầu bằng các nhóm:

  • Pháp lý liên quan đến đất.
  • Liên quan đến công trình trên đất.
  • Liên quan đến Pháp nhân, hay là doanh nghiệp chủ đầu tư.

Như vậy, có xuất hiện thêm một đối tượng khác là Chủ đầu tư. Trong pháp lý nhà riêng thì chỉ có pháp lý Đất, và pháp lý công trình trên đất, không cần pháp lý của Người dân, bởi vì người dân nghiễm nhiên có quyền. Còn với Dự án, được phát triển bởi Pháp nhân là doanh nghiệp, nên cần phải có mục xác định tư cách của Doanh nhiệp nữa. Rắc rối thêm một khúc.

Quá trình hình thành Dự án bất động sản

Khác với người dân sở hữu nhà riêng lẻ, Dự án chỉ xuất hiện sau năm 1993. Vì sau thời điểm đó mới xuất hiện các Công ty Bất động sản. Do đó, không có Chủ đầu tư nào sở hữu đất từ lâu đời cả, mà đều phải nhận chuyển nhượng lại từ một đối tượng khác, đối tượng đó là hoặc Dân, hoặc các Doanh nghiệp nhà nước.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Doanh nghiệp được làm Dự án, và khi Dự án xuất hiện thì người sở hữu Đất trước đó là dân bị tác động như thế nào? Câu hỏi này sẽ được trả lời dựa theo Lộ trình pháp lý của Dự án Bất động sản.

Danh mục các mốc pháp lý của Dự án Bất động sản

Theo thống kê, để hoàn chỉnh pháp lý của một Dự án bất động sản thì cần trải qua một danh sách dài dưới đây. Mặc dù tùy vào loại Dự án, tình trạng Dự án thì có một số mục có thể không phải thực hiện. Ngoài ra, danh sách này cũng sẽ thay đổi tùy vào những thay đổi vê luật, đôi khi là luật đó không liên quan trực tiếp gì đến các Luật về Bất động sản cả. Danh sách này bao gồm:

  1. Công nhận chủ đầu tư
  2. Đăng ký đầu tư Dự án
  3. Đền bù – giải tỏa – tái định cư
  4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần gần nhất
  5. Nhiệm vụ quy hoạch
  6. Chứng chỉ quy hoạch (giấy phép quy hoạch)
  7. Hê duyệt Quy hoạch tỉ lệ 1/500
  8. Thỏa thuận Tổng mặt bằng & Phương án kiến trúc
  9. Điều chỉnh quy hoạch
  10.  Công bố quy hoạch
  11. Chấp thuận đầu tư
  12. Phê duyệt Dự án đầu tư
  13. Ký quỹ
  14. Chuyển mục đích sử dụng đất
  15. Giao đất
  16. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Chủ đầu tư
  17. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua.
  18. Chuyển nhượng Dự án
  19. Thỏa thuận đấu nối hạ tầng
  20. Xin phép san lấp
  21. Xin phép xây dựng hạ tầng
  22. Nghiệm thu hạ tầng theo tiến dộ Dự án
  23. Thẩm duyệt thiết kế cơ sở
  24. Thẩm duyệt Thiết kế Thi công
  25. Xin phép xây dựng
  26. Thông báo khởi công
  27. Nghiệm thu móng
  28. Thông báo huy động vốn (xác nhận đủ điều kiện bán hàng)
  29. Giải chấp ngân hàng (nếu có thế chấp)
  30. Đăng ký hợp đồng mẫu
  31. Lắp đặt và nghiệm thu PCCC
  32. Nghiệm thu & Bàn giao công trình từ nhà thầu xây dựng cho Chủ đầu tư
  33. Hoàn công
  34. Bàn giao nhà cho người mua
  35. Cấp số nhà
  36. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà ở

Đây là danh sách sơ bộ, có một số bước có thể không phải làm, có một số bước có thể phải làm thêm, và lưu ý rằng, với tính chất Dự án khác nhau thì các bước thực hiện thứ tự cũng khác nhau, và không phải lộ trình pháp lý là đi theo thứ tự như trên.

Thế nên, gần như không có Dự án nào Hoàn chỉnh pháp lý ngay từ ban đầu cả, mà chỉ có thể Lộ trình rõ ràng thôi. Pháp lý và thực tế bên ngoài Dự án có sự liên kết với nhau, thế nên những gì bạn thấy ngoài hiện trường và những nội dung pháp lý hoàn thành đi kèm sẽ quyết định rằng Lộ trình pháp lý có “ổn” hay không.

CÔNG NHẬN CHỦ ĐẦU TƯ – ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Quay lại câu hỏi: Làm thế nào để Doanh nghiệp được làm Dự án và Khi xuất hiện Dự án thì người sở hữu đất trước đó sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Và hãy cùng tìm câu trả lời.

Công nhận Chủ đầu tư là bước đầu tiên xác định đối tượng được làm Chủ đầu tư Dự án. Bước này có thể gọi là “Rất quan trọng” nhưng cũng có thể nói “Không quan trọng mấy”. Nó kiểu như Ra mắt hai gia đình trước khi cưới nhau ấy, vì là chưa ra mắt thì khó mà cưới được, ra mắt rồi thì cũng chưa chắc đã cưới, ra mắt thì không thể gọi là có gia đình, nhưng mà chưa ra mắt thì cũng không xúc tiến được các thủ tục cưới hỏi. Đại khái cái bước này nó là như thế.

Ví von một chút, Ví cô gái như là Dự án, và Chủ đầu tư như là Chàng trai, phú ông là hoặc cấp Chính phủ, hoặc cấp Tỉnh, Thành phố… Nếu Cô gái “ngon lành” thì nhiều “Chàng trai” muốn dạm hỏi, và khi có nhiều “mối” thì “phú ông” sẽ phải có chính sách gả Con gái. Muốn gả con gái, thì điều đầu tiên cô con gái đó phải “Available”, nghĩa là phải đủ tuổi, phải không vướng bận gì, đương nhiên có thể có vài khúc mắc thì có thể giải quyết được. Dự án cũng thế, muốn được coi đó là Dự án thì chỗ đó phải được làm Dự án, nghĩa là Quy hoạch phải phù hợp, chưa “Dính” đến Chủ đầu tư nào, nếu “dính” thì phải giải quyết xong xuôi.

Cô gái đã sẵn sàng có chồng, thì Phú ông sẽ có nhiều cách, hoặc là thông báo rộng rãi “kén chồng” và đưa điều kiện kèm theo. Điều kiện đôi khi là muốn kiếm chàng rể có năng lực nào đó, hoặc đơn giản là phải có sính lễ. Nếu yêu cầu năng lực thì có thể “xù”, chứ đã nhận sính lễ thì gần như phải gả rồi, không gả đền chết. Trường hợp nhận sính lễ thì gọi là Đấu giá. Trường hợp dựa trên năng lực thì rơi vào dạng “xét”.

Phú ông có thể cũng làm theo cách là nhắm đến một gia đình môn đăng hộ đối nào đó và rỉ tai riêng thôi, thậm chí mang con gái ra giới thiệu cho bên chàng trai luôn. Trường hợp này là Nhà nước giới thiệu cho Chủ đầu tư. Thế thì Chủ đầu tư môn đăng hộ đối sẵn, nên khỏi xét, chỉ định luôn.

Lại có thêm trường hợp, Dự án không phải là con gái Phú ông, mà là con gái của gia nhân Phú ông, nhưng khổ nỗi cô gái này lại sắc nước hương trời, đầy anh dòm ngó. Và Phú ông gả luôn mà không nói cho cha mẹ cô gái, hoặc nói nhưng cha mẹ cô gái không đồng ý, hoặc anh em, họ hàng cô gái thì đồng ý nhưng cha hoặc mẹ thì không đồng ý. Vậy thì Phú ông và Chàng trai phải tổ chức Bắt cô dâu.

Mà trong thực tế, Phú ông làm gì có nhiều con gái, mà gia nhân, những người mà Phú ông quản lý mới có nhiều con gái. Thế nên quy trình là Chàng trai nào muốn cưới con gái của Phú ông hay của gia nhân phú ông thì đều phải đến xin phép Phú ông. Và khi đó, Phú ông sẽ xét các điều kiện của chàng trai rồi mới quyết định. Các điều kiện xét đó là:

  • Xét về bản thân cô gái (Gọi là xét về đất): Cô gái có đồng ý với mày chưa, mày đã được sự đồng ý
    của cha mẹ cô gái (chủ đất) chưa?, cô gái đã đủ tuổi lấy chồng chưa? Ấy là xét về mặt Chủ đầu
    tư đang có quyền gì trên đất đó.
  • Xét về tình trạng và khả năng của cô gái (Gọi là xét quy hoạch): Mày muốn cưới người ta về làm
    vợ đúng không, thế thì tao phải coi cô này có đủ điều kiện làm vợ không đã (lỡ nó đi Thái về thì
    khổ). Ấy là xét về mặt quy hoạch có phù hợp để làm Dự án hay không.
  • Xét về năng lực chàng trai: Mày đủ tuổi lấy vợ chưa, được phép lấy vợ không, và có đủ tiền nuôi
    vợ không? Ấy là xét về mặt ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm và năng lực tài chính doanh
    nghiệp.

Trong thực tế, thì khi xét mấy cái này, Chàng trai là người như thế nào sẽ quyết định đến việc xét 02 cái trước khó cỡ nào. Vì dù sao thì cha mẹ hay người đại diện cũng muốn con gái mình rơi vào tay anh nào ngon ngon, chàng rể ngon thì mình cũng được lợi vậy.

Vậy thủ tục này sẽ là:

– Nếu Phú ông kén rể: Thông báo công khai kêu gọi nhà đầu tư, hoặc thông báo công khai kêu gọi đấu giá (thường sẽ phù hợp trong trường hợp Cô gái là con ruột của Phú ông, Dự án là những khu đất nhà nước), các Chủ đầu tư sẽ nộp hồ sơ, xét thầu (hoặc đấu giá), lựa chọn và có thông báo trúng thầu, trúng đấu giá. Trong trường hợp trúng đấu giá thì coi như chàng trai đã dâng sính lễ như Sơn Tinh, thì Vua Hùng cũng không xù được.

– Phú ông đóng vai người quản lý: Các doanh nghiệp nộp công văn và hồ sơ liên quan lên Sở Xây dựng, sở Xây dựng tổng hợp lý kiến các sở ban ngành, họp hành nếu có, cái gì chưa rõ thì phát văn bản hỏi, xong tổng hợp trình Ủy ban tỉnh, thành phố có quyết định chấp thuận.

Bình thường, các bước này sẽ diễn ra trong khoảng 2-3 tháng.

(*) Bản vẽ đính kèm: Liên quan đến Đất đai thì liên quan đến vị trí, bản vẽ…, do đó thường mỗi thủ tục về pháp lý thì kèm theo đó là bản vẽ đính kèm. Với thủ tục này, bản vẽ đính kèm là Bản vẽ vị trí hoặc Hiện trạng vị trí khu đất. Bản vẽ này là cơ sở để xác định ranh đất cho các thủ tục tiếp theo. Bản vẽ trong giai đoạn này không có tính pháp lý cao, nghĩa là không dùng như là tài liệu bắt buộc cho các thủ tục sau này.

Cũng với thủ tục tương tự, nếu Chủ đầu tư có yếu tố nước ngoài thì phải làm thủ tục Đăng ký đầu tư

Nguồn: Facebook – Review bất động sản

1 2 3 5