Ngành Digital Marketing là gì? Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp

Digital Marketing hiện là một trong những ngành học thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh bởi những cơ hội việc làm đa dạng sau khi tốt nghiệp. Vậy ngành Digital Marketing là gì? Các vị trí trong ngành Digital Marketing làm những gì? Cùng Swinburne Vietnam Alliance Program tìm hiểu về ngành học này nhé!

Ngành Digital Marketing là gì?

Cụm từ Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Marketing là công cụ để kết nối giữa doanh nghiệp với tập khách hàng mục tiêu của mình. Người làm Marketing sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, lập kế hoạch và tiếp cận thị trường, từ đó thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Thay vào đó, các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng, có thể kể đến như: Email, Website, Facebook. Thông qua những nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Digital Marketing là học những gì?

Trọng tâm của chuyên ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong ngành Digital Marketing. Trong chương trình học, sinh viên sẽ cung cấp các kiến thức nền tảng về Kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, Thông tin tài chính cho việc ra quyết định, Giới thiệu về Quản trị.

Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và kĩ năng chuyên môn. Từ đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có thể tự tin làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Các kiến thức có thể kể đến: Xây dựng chiến lược Digital Marketing, Định vị khách hàng mục tiêu, Xây dựng thương hiệu, Phân tích dữ liệu, Tư duy thiết kế.

Một số lĩnh vực chính của Digital Marketing

Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho website hoặc blog

Phần lớn các doanh nghiệp hoặc sản phẩm thường có website là nơi cung cấp thông tin chính thống và để khách hàng liên hệ tìm hiểu sản phẩm. Một website thiết kế tiện lợi, dễ tra cứu thông tin sẽ đem lại những trải nghiệm người dùng tốt và giúp đưa thêm khách hàng tiềm năng về với doanh nghiệp.

UI/UX sẽ liên quan nhiều đến các kỹ năng như nghiên cứu, thiết kế, coding để phát triển trang web/ứng dụng.

Quảng cáo

Quảng cáo (ads) là một trong những mảng lớn của Digital Marketing. Mỗi trang web hay tài khoản trên mạng xã hội để có thể trở thành 1 “platform” (nền tảng) để quảng cáo sản phẩm. Một trong những platform sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến Facebook, Instagram, Google,… Bên cạnh đó, còn có các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo dựa vào địa lý (Geo-targeting), quảng cáo trên các thiết bị thu phát truyền hình.

Lĩnh vực digital advertising sẽ yêu cầu những kỹ năng và kiến thức về marketing, sử dụng công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, thiết kế và viết content cho quảng cáo.

Content marketing

“Content is king” – “Nội dung là vua” là một trong những khái niệm “vững chãi” của Digital Marketing. Dù thiết kế đẹp, giao diện website dễ dùng nhưng nếu không có nội dung thú vị hoặc hữu ích đối với người dùng, bạn cũng khó lòng giữ chân khách hàng. Hầu như tất cả lĩnh vực trong marketing đều liên quan đến phát triển nội dung.

Những công việc của content marketing có thể kể đến như quản lý nội dung mạng xã hội, content writing, copy writer, biên tập, biên kịch, viết bài SEO (search engine optimization),…

SEO – Search Engine Optimization

Khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, phần lớn chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Cốc Cốc,… Với một từ khóa như “Khóa học Digital Marketing,” có thể đem lại hàng triệu kết quả tìm kiếm, nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt qua 2 – 3 kết quả đầu tiên. Vậy SEO chính là sự kết hợp của nội dung và công cụ Digital Marketing để đưa website/sản phẩm của bạn lên trên top đầu tìm kiếm.

SEO liên quan đến những công việc như sáng tạo content hữu ích, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, tối ưu website,…

Email marketing

Song song với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta vẫn có thói quen đón nhận và tin tưởng những nguồn chính thống như báo chí, email,… Vì vậy, email marketing cũng là một phần không thể không kể đến trong các lĩnh vực của Digital Marketing. Email marketing thường được coi là một kênh bổ trợ các hoạt động truyền thông khác của doanh nghiệp/sản phẩm. Đây là một cách lan tỏa thông tin khá trực tiếp và hiệu quả nếu nội dung đúng đối tượng khách hàng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hòm mail của bạn lại đầy rẫy email “spam,” nhưng lại có một số ít khiến bạn thực sự quan tâm và click vào để tìm hiểu thêm.

Email marketing liên quan đến những công việc như sáng tạo nội dung, thiết kế, nghiên cứu đối tượng khách hàng, đo lường hiệu quả,…

Cơ hội nghề nghiệp

Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Digital Marketing đang chuyển biến mạnh mẽ với các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ mới nhất. Chính vì vậy, lĩnh vực này đang được săn đón hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Digital Marketing sau khi tốt nghiệp rất đa dạng.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Các vị trí có thể kể đến như quản lý, tiếp thị hoặc quan hệ công chúng, copywriter, marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng, kế toán, phân tích kinh doanh, luật thương mại, quản lý sự kiện, khởi nghiệp, tài chính, nhân sự và kinh doanh quốc tế.

Mức lương của ngành Digital Marketing là bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường vừa nhận được sự chào đón của các doanh nghiệp, vừa có mức lương hợp lý.

Mức lương khởi điểm của nhân viên Marketing mới ra trường cũng tùy thuộc vào số giờ làm của họ. Thông thường nếu làm Part time thì mức lương sẽ khoảng 1,5 triệu – 2 triệu/ tháng.

Với công việc full time và trong thời gian thử việc thì bạn sẽ nhận khoản lương cứng, tương đương với 5 triệu – 6 triệu/ tháng. Sau thời gian thử việc lương khởi điểm của nhân viên marketing mới ra trường sẽ vào khoảng 7 – 12 triệu/ tháng.

Mức lương theo kinh nghiệm

Cũng tùy vào lĩnh vực trong ngành Marketing thì bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau. Tùy theo cơ chế của mỗi công ty, nếu bạn trải qua nhiều năm làm việc, cống hiến, bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm đáng kể. Theo từng cấp bậc khác nhau mà mức lương của học cũng tăng dần. Lương của nhân viên Marketing khoảng 6 – 8 triệu + lương thưởng.

Với vị trí quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc Marketing sẽ khoảng 20 – 30 triệu đồng/ tháng. Mức lương cao nhất có thể lên đến 100 triệu/ tháng.

Những tố chất cần có của một sinh viên ngành Digital Marketing

Dưới đây là 6 tố chất đòi hỏi ở một Digital Marketer chuyên nghiệp. Ngoài việc học hỏi các bí quyết, mẹo, hay cập nhật xu hướng mới về ngành Marketing cũng như lĩnh vực mình phụ trách, hãy dành thời gian và sự tập trung rèn luyện bản thân ngay từ những hành động đơn giản nhất hàng ngày. Có như vậy, con đường sự nghiệp của bạn mới trở nên vững vàng, và bạn cũng luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, công việc mới, vị trí mới.

Nguồn: swinburne-vn.edu.vn

Đối tác đo lường di động: chọn Appsflyer, Adjust, Kochava hay branch?

Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ so sánh cụ thể giữa các Đối tác đo lường di động (Mobile Measurement Partner – MMP) mà app developer – app owner sẽ quan tâm nhằm thu hút thêm nhiều user và đo lường ROI của chiến dịchHiện nay trên thế giới có 4 cái tên thường được nhắc đến trong mảng Đối tác đo lường di động đó là Appsflyer, Adjust, Kochava và BranchVới các nền tảng này, bạn có thể:

  • Đo lường lượt click;
  • Theo dõi hành trình và phân bổ (attribute) thuộc tính từ lúc nhấp chuột, đến khi cài đặt, đăng ký, tạo ra chuyển đổi
  • Thông báo cho đối tác về lượt install và event thông qua URL postback của máy chủ.

Hãy đi vào phân tích sâu hơn từng nền tảng

1. APPSFLYER

Appsflyer là một mobile app analytics và marketing software hỗ trợ doanh nghiệp đo lường và tối ưu chuyển đổi phễu thu hút khách hàng của doanh nghiệp.Cụ thể hơn:

  • Nền tảng này chủ yếu được xây dựng cho người làm marketing, là những người dùng data để ra quyết định
  • Nền tảng này cung cấp báo cáo chi tiết, phân tích chuyên sâu kèm các performance metrics
  • Với khả năng tích hợp bên ngoài, bạn có thể phân bổ các chiến dịch từ nhiều nguồn phương tiện/channels khác nhau (bao gồm cả TV broadcasts)
  • Raw data được cung cấp theo hình thức trả phí (miễn phí tháng đầu)

Lợi điểm:Tính năng Protect 360 và Audience builder cho phép chúng ta chạy chiến dịch UA dựa trên đặc điểm của khách hàng, vậy nên không cần phải lo về fraud nhiều nữa (tuy nhiên đây cũng là một nỗi đau của các agency/adnetwork từng bị tính năng này block)Đề xuất:Appsflyer thì đã quá phổ biến rồi, nhưng giá cả và tính năng sẽ không phù hợp cho công ty nhỏ.

2. ADJUST

Adjustlà một công cụ để theo dõi event của ứng dụng có thể được sử dụng làm cả app analytics and attribution platform.Cụ thể hơn:

  • Adjust cũng là một trong những MMP tốt nhất được tin dùng bởi các KH lớn như Spotify, Zynga, Rovio bởi độ bảo mật cao và chính sách bảo mật dữ liệu luôn được quan tâm hàng đầu
  • Đây là một công cụ dùng để phân bổ (attribute), phân tích ứng dụng, lưu trữ dữ liệu, đo lường chiến dịch, cohorst analysis,…
  • Hỗ trợ nhiều digital channels (và cũng có những kênh không phải digital)
  • Sau khi mua lại Acquired.io và Unbotify vào năm 2018-2019 công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ trong khả năng tự động hóa và anti-fraud
  • Raw data có ở bản dùng thử 1 tháng

Lợi điểm:Adjust sử dụng private cloud infrastructure, thay vì third-party solution (Appsflyer thì dùng AWS) nên về bảo mật thì bạn này là vô đối.Đề xuất

  • Một giải pháp khá ổn cho team size thuộc mọi quy mô.
  • Đặc biệt hữu ích cho các dự án muốn test thử tracking và không muốn ký hợp đồng hàng năm. Adjust là một nền tảng rất linh hoạt, nhưng giá sử dụng có thể tăng nhanh chóng.

3. KOCHAVAKochava cung cấp một nền tảng phân tích tổng thể và khách quan, giúp các nhà tiếp thị trong tất cả các giai đoạn của công việc: từ nghiên cứu đến tối ưu hóa chiến dịch.Đặc điểm:

  • Kochava cho phép tích hợp dữ liệu với nhiều lựa chọn công cụ third-party
  • Raw data có sẵn cho free trial

Lợi điểm:Kochava cung cấp phiên bản đầy đủ miễn phí nếu bạn đồng ý chia sẻ dữ liệu của mình. Nếu bạn là một nhà phát triển độc lập (indie developer), bạn có thể thử giải pháp này.Đề xuất:

  • Giải pháp này phù hợp cho công ty vừa và nhỏ mới bắt đầu hành trình build app. Giá hấp dẫn, nhiều giải pháp tích hợp
  • Lưu ý: đây là team ở Mỹ nên support sẽ chậm do lệch múi giờ

4. BRANCH

Branch giúp các ứng dụng dành cho thiết bị di động phát triển với các deeplink hỗ trợ các chiến dịch chuyển đổi trả phí và re-engagement, chương trình referral, chia sẻ nội dung, deeplink emai, smart banners, custom user onboarding, v.v.Cụ thể hơn:

  • Branch tập trung chủ yếu vào people-based attribution
  • Branch sử dụng identifiers đa nền tảng tự động để giúp các nhà tiếp thị nhận ra người dùng trên cả web và ứng dụng để retarget họ trên cả hai nền tảng.
  • Raw data phải trả phí

Lợi điểm:Rất phù hợp cho công ty ecommerce để theo dõi hành trình khách hàng, cho phép nhìn rõ toàn bộ channels tương tác trước khi chuyển đổiĐề xuất:Mô hình tính giá dựa trên MAU, thay vì số lượt cài đặt nên hơi lạ, nhưng cũng là 1 giải pháp đáng thử nghiệm

Nguồn: Minh Thang Vo