Dấu hiệu nhận biết bầu trợ lực phanh bị hư hỏng

Bầu trợ lực phanh thuộc hệ thống phanh trên xe ô tô, được lắp ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xy lanh tổng giúp giảm bớt đi sức phản lực của bàn đạp phanh làm cho người lái xe đạp phanh sẽ dễ dàng hơn. 

Sau một thời gian sử dụng, bầu trợ lực phanh có thể bị hư hỏng. Dưới đây là những biểu hiện khi bầu trợ lực hư hỏng, các bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi lái xe nhé!

Pedal phanh cứng, nặng

Thông thường bàn đạp sẽ nhẹ và không cứng, đó là lúc bầu trợ lực phanh hoạt động tốt, không bị hở nhưng nếu chi tiết này bị hư hỏng vì một lý do nào đó, pedal phanh sẽ cứng hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy chú ý cảm nhận khi đạp phanh nếu có biểu hiện như trên thì có thể đó là dấu hiệu để thay thế bầu trợ lực phanh ngay.

Bàn đạp phanh cao hơn bình thường

Cùng với cảm giác cứng khi đạp phanh thì tài xế còn có thể thấy bàn đạp phanh cao hơn bình thường. Khi đó bạn sẽ cần nâng cao chân hơn khi đạp phanh. Nếu quên điều này khi gặp tình huống khẩn cấp và cần đạp phanh thì sẽ rất nguy hiểm cần phải mang xe tới garage sửa chữa ngay.

Quãng đường phanh dài hơn

Cũng vì bầu trợ lực phanh hư hỏng nên lực phanh tác dụng lên các má phanh sẽ ít lại và không đủ để làm xe dừng lại nhanh chóng theo ý muốn. Vì vậy, thời gian dừng xe sẽ lâu hơn cùng với đó là quãng đường phanh cũng dài hơn.

Tốc độ động cơ không đều

Bầu trợ lực phanh có một màng cao su không cho không khí đi vào buồng áp thấp và buồng áp thấp này được nối với đường ống nạp động cơ. Nếu màng cao su bị hở vì một lý do nào đó và động cơ bị chết máy hay có dấu hiệu khựng khi bạn nhấn bàn đạp phanh. Điều này có thể gây ra vấn đề nghiệm trọng với động cơ. Tài xế cần mang xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa servo trợ lực phanh.

Nên làm gì trước khi khởi động ô tô để đảm bảo an toàn?

Để đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô, bạn không những cần nắm rõ các quy tắc, luật lệ và tập trung trong lúc lái xe mà còn phải có sự chuẩn bị từ trước khi khởi động.

Có nhiều quy tắc tưởng chừng vô cùng dễ dàng và đơn giản nhưng không phải tài xế nào cũng chú ý đến. Cùng Micas điểm lại danh sách dưới đây để mỗi chuyến xe của bạn đều an toàn hơn nhé!

Kiểm tra lốp xe ô tô

Các tài xế chỉ mất chưa đến một phút để đi vòng quanh quan sát toàn bộ lốp xe ô tô. Việc giữ thói quen quan sát toàn bộ các bánh xe trước khi bước vào cabin sẽ giúp chủ xe giảm thiểu các rủi ro đến từ việc lốp bị non, phù, rộp, thậm chí có thể nổ lốp bất ngờ khi đang di chuyển.

Kiểm tra hệ thống phanh ô tô

Hệ thống phanh luôn là một bộ phận rất quan trọng, đảm bảo cho ô tô vận hành ổn định, an toàn nên cần phải kiểm tra kỹ càng và thường xuyên. Vì vậy, trước khi nổ máy xe, hãy thử đạp vào chân phanh khoảng 3 – 5 lần.

Nếu chân phanh cứng lại hoặc đứng yên thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt. Còn ngược lại, nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn nhấn bao nhiêu lần cũng được thì có nghĩa hệ thống trợ lực chân không đã mất tác dụng. Lúc này, để đảm bảo an toàn, nên gọi thợ đến kiểm tra tại chỗ hoặc gọi xe cứu hộ. Đừng nên di chuyển ô tô trên đường, sẽ rất nguy hiểm.

Điều chỉnh tư thế ngồi lái

Việc điều chỉnh tư thế ngồi đúng sẽ làm giảm áp lực ở lưng và giúp người điều khiển không bị mỏi trong chuyến đi dài. Trước tiên, cần điều chỉnh ghế theo chiều cao và theo độ nghiêng.

Sau đó là đến điều chỉnh góc lưng ghế, khi cố gắng duỗi thẳng chân, tài xế nên đạp mạnh hết chân phanh, cơ thể của tài xế không ngả ra phía trước hoặc phía sau là đúng

Cuối cùng là tìm vị trí phù hợp giữa tài xế và vô lăng. Khoảng cách đúng chính xác là khi duỗi cánh tay ra, cổ tay chạm vào điểm trên cùng của vô lăng.

Quan sát bảng đồng hồ hiển thị ô tô

Nếu đèn báo trên bảng hiển thị sáng, chủ xe nên tranh thủ dành thời gian đưa xe đi kiểm tra và khắc phục sớm nhất. Từ đó các bác tài có thể an tâm, an toàn hơn trên mọi hành trình.

Với thiết bị khám xe thông minh Micas, bạn có thể tự mình khám xe mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó Micas còn có các chức năng như tìm kiếm trạm dịch vụ uy tín, nhắc lịch đăng kiểm, bảo dưỡng, HUD kết hợp cảnh báo tốc độ,…giúp giải quyết những vấn đề mà tài xế thường gặp phải hằng ngày.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bác tài có thêm nhiều kiến thức lái xe an toàn!

Các bước tự vệ sinh hệ thống cảm biến ABS ô tô tại nhà

Cảm biến tốc độ ABS (Anti-lock Brake System) là hệ thống chống bó cứng phanh, nằm trong bộ phận phanh điện tử. Giúp tránh được hiện tượng văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn, đảm bảo ổn định cho thân xe ô tô.

Thông thường cảm biến tốc độ hay bị bám bụi hoặc bị gỉ sét sau một thời gian hoạt động vì nó được gắn tại vị trí gần bánh xe. Để đảm bảo hệ thống làm việc và làm đèn báo ABS luôn sáng, bạn nên vệ sinh bộ phận này thường xuyên. 

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau:

– Kích thủy lực và đội kê xe

– Cần xiết lực, tuýp mở bánh xe, lục giác và cờ lê phù hợp

– Khăn lau, dung dịch tẩy rửa

Bước 1: Tháo bánh xe

Nới lỏng các tắc kê bánh xe trước khi nâng bánh xe lên khỏi mặt đất (điều này giúp việc nâng bánh xe lên được dễ dàng và an toàn). Sau đó, bạn dùng kích thủy lực nâng bánh lên và sử dụng đội kê tiến hành kê vào cho an toàn.

Bước tiếp theo là tháo bánh xe ra để nhìn thấy cảm biến tốc độ. Với hai bánh trước, bạn cần đánh lái sang bên trái, với hai bánh sau, bạn cần đánh lái sang bên phải. Làm như vậy, bạn sẽ có không gian rộng rãi và tầm quan sát tốt hơn để tháo cảm biến ABS ra.

Bước 2: Tháo cảm biến tốc độ bánh xe

Bạn cần xác định vị trí cảm biến ABS tại các bánh xe. Cảm biến ABS thường gắn ở hốc bánh xe với dòng xe phanh đĩa bốn bánh và gắn ở hộp vi sai với dòng xe sử dụng tang trống phía sau. 

Để tháo cảm biến ABS, bạn cần tháo một bu lông định vị dây cáp cảm biến, hai bu lông gắn ở chân cảm biến. 

Ba bu lông này thường là loại 10 ly, bạn cần chú ý để tháo 3 bu lông này trước khi nhấc cảm biến ra khỏi vị trí vì có rất nhiều người chưa tháo bu lông mà vẫn cố kéo cảm biến ra, rất nguy hiểm. Sau khi đã tháo được các bu lông giữ cảm biến, các bạn dùng vít dẹp nhỏ tách chân cảm biến và kéo ra nhẹ nhàng.

Lưu ý: Không được phép kéo dây cảm biến vì thao tác này có thể làm hỏng cảm biến ABS.

Bước 3: Vệ sinh cảm biến

Sau khi bạn tháo rời cảm biến, bạn cần lấy khăn để lau sạch cảm biến.

Lưu ý: Hạn chế sử dụng nước và hóa chất tẩy rửa để vệ sinh cảm biến, tránh hỏng hóc không mong muốn. Vì cảm biến là bộ phận điện tử nên chỉ cần một cái gõ, một tác động mạnh cũng sẽ làm cảm biến của xe bạn hư hỏng không dùng được nữa.

Bước 4: Lắp lại cảm biến

Sau khi cảm biến ABS đã được vệ sinh sạch sẽ, bạn cần lắp cảm biến về đúng vị trí ban đầu đồng thời kiểm tra xem dây cảm biến có bị căng hay bị chèn ép không. 

Sau đó gắn bánh xe lại như bình thường. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi đèn báo ABS vẫn không tắt sau khi bạn đã lắp lại cảm biến. Thông thường, cảm biến ABS sẽ phải mất vài ngày để hệ thống có thể phân tích và thao tác thiết lập lại hoàn toàn.

Kinh nghiệm lái xe giúp ô tô luôn bền đẹp

Ô tô có bền đẹp hay không không chỉ dựa và chất lượng từ phía nhà sản xuất mà còn dựa vào cách sử dụng của chủ xe.

Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe giúp xế yêu của bạn luôn bền đẹp cũng như hoạt động tốt để đảm bảo an toàn khi lái xe.

   1. Chú ý áp suất lốp xe

Lốp xe không nên quá non hơi hoặc căng hơi. Vì nó sẽ làm giảm khả năng bám đường, tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn hoặc có thể nổ lốp. Bạn nên chuẩn bị sẵn một dụng cụ đo áp suất lốp xe.

Bên cạnh việc kiểm tra áp suất lốp, bạn cũng cần đảo lốp cũng như thay lốp xe ô tô theo định kỳ để đảm bảo sự an toàn khi lưu thông

   2. Hạn chế tăng tốc, phanh gấp đột ngột

Khi lái xe nếu bạn thường xuyên tăng tốc hoặc đột ngột phanh gấp sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động của động cơ, hộp số cũng như các bộ phận liên quan đến hệ thống phanh. Điều này còn dễ gây ra tai nạn do những người xung quanh vì không kịp xử lý tình huống.

   3. Không để xe gần hết nhiên liệu mới đổ

Hầu hết các loại xe ô tô đều có một máy bơm nhiên liệu bên trong và được đặt chìm trong nhiên liệu để làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình. Nếu người lái thường xuyên để nhiên liệu xuống mức thấp sẽ làm giảm khả năng làm mát và khiến máy bơm dễ hỏng

   4. Không chở quá tải

Việc xe ô tô chở một lượng tải trọng lớn trong thời gian dài sẽ kéo theo chất lượng của loạt bộ phận như hệ thống treo, động cơ, lốp xe… giảm sút. Chưa kể đến sẽ khiến cho xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và giảm khả năng kiểm soát mọi tình huống.

   5. Kiểm tra, chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra xe ô tô sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các vấn đề mà xế yêu đang gặp phải, từ đó giảm thiểu được chi phí sửa chữa, thay thế cũng như đảm bảo được sự an toàn khi lái xe.

1 2